Thuốc như thế nào sẽ giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả?
Thuốc kháng axit là thuốc không kê đơn thường được sử dụng rộng rãi để điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày, đặc biệt là làm giảm ợ nóng. 2,3 Thuốc có tác dụng trung hòa axit dạ dày, làm tăng độ pH của thực quản và dạ dày và do đó ngăn trào ngược axit dạ dày. 4
Thuốc kháng axit có hiệu quả làm giảm nhanh triệu chứng trào ngược, tuy nhiên, thời gian tác dụng của thuốc lại ngắn. 3 Để vừa tác dụng nhanh đồng thời duy trì hiệu quả trong thời gian dài (khoảng vài giờ), thuốc kháng axit thường được dùng phối hợp với alginate. 5
Thuốc kết hợp kháng axit và alginate – một trong những lựa chọn điều trị khi bị trào ngược dạ dày thực quản
Yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn thuốc điều trị trào ngược là thuốc cần làm giảm triệu chứng nhanh và hiệu quả lâu dài. 6,7 Trong phần lớn các trường hợp, alginate và thuốc kháng axit được sử dụng cho điều trị bước đầu vì đây là những thuốc vừa có khả năng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như ợ nóng, khó tiêu và ợ chua vừa duy trì hiệu quả lâu dài.7 Các thuốc này cũng có ưu điểm là không phụ thuộc vào sự hấp thu của hệ tuần hoàn và không gây ra tác dụng toàn thân. 8,9
Alginate và thuốc kháng axit có cơ chế tác dụng và các tính chất liên quan khác nhau: 10
|
Alginate | Kháng axit |
---|---|---|
Phương thức tác dụng | Bảo vệ thực quản 11,12 Tạo hàng rào vật lý ngăn trào ngược 11,14 Tác dụng vào túi axit và dời túi axit ra xa cơ thắt dưới thực quản 5,8,15 |
Trung hòa axit dạ dày 13 |
Bảo vệ khỏi | Axit, pepsin và mật 11,12 | Axit 8,13 |
Khởi đầu tác dụng | 3 phút 16 | ≤5 phút 17 |
Thời gian tác dụng | Đến 4 giờ 14 | 60 phút 19 |
Điều trị | Trào ngược nhẹ đến trung bình 18 | Trào ngược nhẹ 18 |
Thuốc thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày hiện có trên thị trường
Những thuốc không kê đơn (OTC) thường được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản trên thị trường bao gồm: 1
Thuốc | Điều trị 18 | Cơ chế tác dụng |
---|---|---|
Alginate | - Trào ngược nhẹ/trung bình - Điều trị hỗ trợ các thuốc nhóm PPI để điều trị các triệu chứng - Hỗ trợ điều trị giảm liều PPI |
- Tạo lớp gel nổi, tạo hàng rào vật lý ngăn trào ngược 21 - Tác dụng lên túi axit và đậy các túi axit để làm giảm sự trào ngược sau bữa ăn 5 |
Thuốc kháng axit | Trào ngược nhẹ | Giảm axit trong dạ dày và thực quản 21 |
Thuốc phối hợp alginate và kháng axit | Trào ngược trung bình 20 | Tác động kép vừa trung hòa axit trong dạ dày vừa tạo rào cản vật lý giúp giữ các chất trong dạ dày không thể tràn lên thực quản 22 |
Thuốc đối kháng thụ thể H 2 | - Trào ngược nhẹ/trung bình - Không dung nạp với PPI - Điều trị hỗ trợ đối với các triệu chứng về đêm |
Giảm tiết axit 21 |
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) | Trào ngược trung bình/nặng | Giảm tiết axit 21 |
Thông tin trong bài viết không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Luôn tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn điều trị cho các hoàn cảnh hoặc nhu cầu cá nhân.
Theo báo SKĐS
Tài liệu tham khảo
- Gastroesophageal reflux disease (GERD).
- Treatment for GER & GERD How do you control GER and GERD?
- Wang et al. Gastroenterology Research and Practice. Volume 2013. Article ID 983653, 12 pages.
- Robinson et al. Aliment Pharmacol Ther 2002; 16: 435-443.
- Rohof et al. Clinical Gastroenterology and Hepatology. 2013; 11:1585–1591.
- Scholten. Therapeutics and Clinical Risk Management 2007:3(2) 231–243
- Tytgat et al. Aliment Pharmacol Ther27, 249–256
- De Ruigh et al. Aliment Pharmacol Ther2014;40:531–537
- Strugala et al. ISRN Obstetrics and Gynecology. Volume 2012, Article ID 481870, 6 pages.
- World Gastroenterology Organisation Global Guidelines. Coping with common GI symptoms in the community. 2013
- `Strugala et al. Journal of Pharmacy and Pharmacology 2009; 61:1021–1028.
- Woodland et al. Am J Physiol Gastrointest Liver Physiol. 2015; 308:G975–G980.
- MacFarlane. Integrated Pharmacy Research and Practice.2018:741–52.
- Sweis et al. Aliment Pharmacol Ther. 2013;37:1093–1102.
- Kwiatek et al. Aliment Pharmacol Ther. 2011;34:59–66.
- Strugala et al. TheJournal of International Medical Research. 2010; 38: 449–457.
- Sulz et al. Digestion. 2007;75:69–73.
- Basu. Prescriber. 2012;23:19–28.
- Feldman M. JAMA 1996;275:1428–31.
- Pouchainet al. BMC Gastroenterology. 2012,12:18.
- Kahrilas et al. Am J Gastroenterol. 2013;108(7):1058−1064.
- Katz and Sachs . Pract Gastroenterol. 2003:80–88.
Bài viết đã đăng 1 tháng 1, 2021